Dịch vụ Kiểm định điện mặt trời  mái nhà ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu không hề nhỏ đối với dịch vụ kiểm định hệ thống điện mặt trời trước khi hòa lưới tại Việt Nam.

Quý Khách hàng cần Kiểm định điện mặt trời mái nhà hòa lưới, liên hệ RSIC qua hotline 0945.928.833, email lamdx@knpvietnam.com.vn hỗ trợ nhanh và tốt nhất.

Nội dung chính

 

TẠI SAO PHẢI KIỂM ĐỊNH ĐIỆN MẶT TRỜI MÁI NHÀ?

Kiểm định là bước quan trọng trong việc xác định chất lượng điện năng hòa lưới của hệ thống điện năng lượng mặt trời, đáp ứng điều kiện cần thiết để hệ thống điện năng lượng mặt trời được hòa lưới.

 

Kiểm định an toàn hệ thống điện năng lượng mặt trời là đánh giá, phân tích chất lượng điện năng phát ra từ bộ chuyển đổi DC/AC (bộ biến tần inverter) để đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật:

  • Kiểm tra tình trạng bên ngoài;
  • Kiểm tra chức nhăng vận hành duy trì phát điện (tần số Hz);
  • Kiểm tra chức năng không tự động kết nối lại lưới;
  • Kiểm tra chức năng không tự động kết nối lại lưới;
  • Kiểm tra chức năng đo lường điện áp , hệ số công suất, thành phần thứ tự nghịch;
  • Kiểm tra thành phần sóng: kiểm tra thành phần song hài của điện áp, kiểm tra thành phần sóng hài của dòng điện;
  • Kiểm tra xâm nhập dòng 1 chiều;
  • Kiểm tra mức nhấp nháy điện áp ( kiểm tra mức nhấp nháy ngắn hạn Pst, Kiểm tra mức nhấp nháy dài hạn Plt);
  • Kiểm tra chức năng hoạt động bộ hoà lưới ( kiểm tra chức năng kết nối khi xảy ra sự cố, kiểm tra chức năng bảo vệ);
  • Kiểm tra chức năng điều chỉnh công suất tác dụng ( khi f>50,5Hz).

Dựa vào các căn cứ đánh giá chất lượng hệ thống điện năng lượng mặt trời.

Căn cứ đánh giá chất lượng hệ thống điện năng lượng mặt trời

  • Quyết định Số 13/2020/QĐ-TTg Về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ;
  • Thông tư 30/2019/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định hệ thống điện truyền tải và Thông tư số 39/2015/TT-BCT ngày 18 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định hệ thống điện phân phối;
  • Thông tư 39/2015/TT-BCT quy định hệ thống điện phân phối;
  • Công văn Số 6948/EVN-KD của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc Hướng dẫn thực hiện đối với các dự án điện mặt trời trên mái nhà theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg.

Văn bản áp dụng kiểm định:

  • TCVN 7447-4 (IEC 60364-4) “Hệ thống điện hạ áp – Bảo vệ an toàn”;
  • TCVN 7447-6 (IEC 60364-6) “Hệ thống điện hạ áp – Kiểm tra xác nhận”;
  • TCVN 9385:2012 – Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;
  • TCVN 9358: 2012 “Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – yêu cầu chung”;
  • IEC 60904-1:1987, Photovoltaic devices – Part 1: Measurements of photovoltaic currentvoltage characteristics;
  • IEC 60904-2:1989, Photovoltaic devices – Part 2: Requirements for reference solar cells;
  • IEC 60904-3:1989, Photovoltaic devices – Part 3: Measurement principles for terrestrial photovoltaic (PV) solar devices with reference spectral irradiance data;
  • IEC 61215-1:2016 Crystalline silicon terrestrial photovoltaic (PV) modules – Design qualification and type approval.

LỢI ÍCH KHI TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH

Kiểm định inverter là điều kiện để hệ thống điện mặt trời đáp ứng yêu cầu hòa lưới. Kiểm định không chỉ đáp ứng yêu cầu thủ tục pháp lý mà còn giúp:

  • Kiểm tra, đánh giá an toàn kỹ thuật của hệ thống sau khi thực hiện quá trình hoà lưới, là căn cứ để đơn vị sử dụng đánh giá, nghiệm thu với đơn vị lắp đặt;
  • Là căn cứ để các công ty điện lực đánh giá trước khi thực hiện ký kết hợp đồng mua bán điện giữ đơn vị sử dụng và công ty điện lực;
  • Tránh các rủi ro pháp lý và tranh chấp (nếu có) giữa các cá nhân, tổ chức liên quan;
  • Phòng tránh các nguy cơ cháy nổ, rủi ro thiệt hại tài sản và sức khỏe, tính mạng con người.

Liên hệ tư vấn thủ tục hòa lưới điện năng lượng mặt trời qua hotline 0945.928.833, email lamdx@knpvietnam.com.vn hỗ trợ 24/7.

QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI

1. Chuẩn bị trước khi tiến hành kiểm định

– Trách nhiệm của đơn vị sử dụng:

  • Cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết liên quan đến hệ thống năng lượng mặt trời cho đơn vị kiểm định;
  • Bảo đảm hệ thống điện mặt trời đã được lắp đặt hoàn chỉnh, phù hợp với tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo và ở trạng thái sẵn sàng đưa vào hoạt động;
  • Tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo an toàn cho kiểm định viên thực hiện;
  • Căng dây, đặt biển cảnh báo;
  • Kẻ vạch hướng dẫn người đi bộ;
  • Trang bị bảo hộ cho người tham gia chứng kiến, giám sát.

– Trách nhiệm của đơn vị kiểm định hệ thống điện mặt trời:

  • Kiểm định viên tiến hành kiểm tra tại đơn vị và thông báo cho chủ sử dụng thiết bị các nội dung thực hiện;
  • Thống nhất quy trình kiểm tra kỹ thuật với người được phân công của đơn vị quản lý thiết bị cũng như mọi công tác chuẩn bị về điều kiện kỹ thuật tiến hành, an toàn lao động, các mệnh lệnh/tín hiệu điều khiển từ người chủ trì cuộc kiểm tra trong suốt quá trình thực hiện;
  • Kiểm định viên kiểm tra để xác định đối tượng được kiểm tra cũng như công tác chuẩn bị đã đảm bảo các yêu cầu cần thiết trước khi tiến hành kiểm định. Bao gồm:

+ Kiểm tra sự đầy đủ, phù hợp của các phương tiện kiểm định.

+ Kiểm tra khả năng làm việc an toàn của hệ thống.

+ Trang bị bảo hộ lao động phù hợp (leo cao; đi giày cách điện…).

+ Không tiến hành đo đạc quan trắc trong điều kiện thời tiết xấu; khi có mưa lớn, giông bão (đo kiểm ngoài trời).

2. Quy trình thực hiện

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ thiết bị

  • Kiểm tra CO, CQ thiết bị đo kiểm, tài liệu giới thiệu tính năng kỹ thuật cơ bản của hệ thống điện mặt trời;
  • Hồ sơ về quản lý, sử dụng, bảo dưỡng và kết quả các lần đã kiểm tra đo kiểm trước (nếu có);
  • Bản vẽ tổng thể, bản vẽ chi tiết;
  • Bản vẽ mặt bằng lắp đặt hệ thống điện mặt trời.

Bước 2: Đánh giá, kiểm tra ngoại quan

Việc kiểm định hệ thống điện mặt trời chỉ được tiến hành sau khi đã nghiên cứu toàn bộ hồ sơ kỹ thuật. Nhằm nắm rõ toàn bộ kết cấu, đặc tính kỹ thuật của hệ thống và việc bố trí hệ thống có phù hợp với các tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo và các căn cứ kiểm định.

* Kiểm tra tổng quát vị trí thử nghiệm (mặt bằng thử, các công trình kế cận xung quanh, môi trường làm việc của hệ thống …) biển cảnh báo, biển hướng dẫn và biện pháp an toàn trong suốt quá trình thử nghiệm.

* Kiểm tra các khóa an toàn ở từng tủ điện, các thiết bị an toàn được bố trí đầy đủ chưa.

* Khám xét bên ngoài hệ thống: phát hiện sự không phù hợp về kỹ thuật lắp đặt của các chi tiết, cấu kiện; phát hiện các khuyết tật, hư hỏng biểu hiện bên ngoài của các chi tiết, bộ phận hệ thống điện .

* Khi xem xét, kiểm tra bên ngoài, cần chú trọng đến các bộ phận chi tiết sau:

  • Các chi tiết mối nối và liên kết: đinh tán, bu lông phải chắc chắn, không bị tháo lỏng, rạn nứt;
  • Mái nhà khi leo lên kiểm tra phải cứng vững, thang leo trèo trong tình trạng tốt.

Bước 3: Tiến hành kiểm định hệ thống điện mặt trời

– Đo cách điện:

  • Thiết bị Inverter;
  • Tủ điện nguồn;
  • Tủ hộp nối điện/Combiner box (tủ điện cho tấm pin mặt trời);
  • Dây nguồn dẫn điện;
  • Dây dẫn;
  • Tấm pin mặt trời (Đo xác suất 5%);
  • Máng cáp điện.

– Đo tiếp địa an toàn:

  • Đo hệ thống hiện hữu tại công trình;
  • Hệ thống điện mặt trời.

– Đo chất lượng điện năng:

  • Kiểm tra chức nhăng vận hành duy trì phát điện (tần số Hz);
  • Kiểm tra chức năng không tự động kết nối lại lưới;
  • Kiểm tra chức năng không tự động kết nối lại lưới;
  • Kiểm tra chức năng đo lường điện áp, hệ số công suất, thành phần thứ tự nghịch;
  • Kiểm tra thành phần sóng: kiểm tra thành phần song hài của điện áp, kiểm tra thành phần sóng hài của dòng điện;
  • Kiểm tra xâm nhập dòng 1 chiều;
  • Kiểm tra mức nhấp nháy điện áp (kiểm tra mức nhấp nháy ngắn hạn Pst, Kiểm tra mức nhấp nháy dài hạn Plt);
  • Kiểm tra chức năng hoạt động bộ hoà lưới (kiểm tra chức năng kết nối khi xảy ra sự cố, kiểm tra chức năng bảo vệ);
  • Kiểm tra chức năng điều chỉnh công suất tác dụng (khi f>50,5Hz).

Bước 4: Xử lý kết quả thử nghiệm

  • Lập biên bản kiểm định;
  • Hệ thống có kết quả “Đạt”, tổ chức kiểm định cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định và dán tem kiểm định trên thiết bị tại vị trí dễ thấy.

KNP CUNG CẤP DỊCH VỤ KIỂM ĐỊNH ĐIỆN MẶT TRỜI

Tại sao lại lựa chọn dịch vụ kiểm định hệ thống điện mặt trời hòa lưới tại LBLenergy – KNP ?

  • KNP có đầy đủ năng lực pháp lý, máy móc, nhân lực,… thực hiện kiểm định thiết bị hòa lưới điện năng lượng mặt trời;
  • Dịch vụ trọn gói, hỗ trợ thủ tục hòa lưới điện,nộp hồ sơ cho điện lực, và hỗ trợ giải quyết những vướng mắc cho khách hàng đến khi lắp công tơ 2 chiều nhanh nhất;
  • Đội ngũ kiểm định viên trình độ chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm thực hiện kiểm định;
  • Dịch vụ chuyên nghiệp, tư vấn tận tình;
  • Dịch vụ trọn gói, hỗ trợ thủ tục hòa lưới điện;
  • Thời gian thực hiện nhanh chóng. Chi phí tiết kiệm nhất.

Liên hệ hotline  0945928833

Xem thêm: Kiểm định thiết bị điện

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0942.811.166